Google Seach

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

Những công trình kiến trúc độc đáo chỉ có trên bản vẽ

1. Hotel Attraction, New York City (Mỹ), thiết kế năm 1908

Đây là tòa nhà cao nhất ở thành phố New York vào thời đó do kiến trúc sư Antoni Gaudi thiết kế. Nhà tháp cao đến 360m và bị coi là phi hiện thực vào thời điểm được thiết kế.


Dự án này chỉ được nhiều người biết đến vào năm 1956 khi một phóng sự có nhan đề "Thế giới mới gọi là Gaudi" xuất hiện. Nhưng hiện nay, các bản vẽ của Gaudi được nghiên cứu để làm nền tảng cho dự án Ground Zero ở Manhattan.

2. Tháp Illinois, Chicago (Mỹ), thiết kế năm 1956

Tháp Illinois của kiến trúc sư Frank Lloyd Wright dự kiến sẽ cao 1.069m, gồm 528 tầng. Wright tin rằng thiết kế này có thể chấp nhận được về mặt kỹ thuật vào thời điểm nó được đề nghị.



Tuy nhiên, một số vấn đề đã nảy sinh trong bản thiết kế tháp Illinois của Wright, trong đó bao gồm không gian cần để bố trí hệ thống thang máy đã chiếm quá nhiều diện tích ở những tầng dưới thấp. Cuối cùng dự án bị thất bại.

3. Fourth Grace, thành phố Liverpool (Anh), thiết kế năm 2002



Mặc dù bị nhiều người chê bai, song thiết kế của kiến trúc sư Will Alsop cũng giành được chiến thắng và có tên gọi là "The Cloud" (Đám mây). Do công trình được xây dựng gần 3 cao ốc lịch sử khác ở khu Pier Head - gọi là "The Three Graces" - nên dự án có tên là "Fourth Grace".

Nhưng dự án bị hủy bỏ năm 2004 do chi phí quá cao. Fourth Grace là một phức hợp bao gồm khách sạn 107 phòng và các công trình khác như quán bar, nhà hàng và gallery.

4. Beacon of Progress, Chicago (Mỹ), thiết kế năm 1891


Dự án tháp bằng đá "Beacon of Progress" của kiến trúc sư người Pháp tên là Desire Despradelle cao 457m và địa điểm xây dựng là công viên Jackson ở Chicago, nơi mọc lên tháp Chicago World's Fair năm 1893.

Thiết kế bao gồm một đài vòng (nhà hát lớn) ở phần chân tháp đủ chỗ cho 100.000 người và cầu tàu kéo dài đến hồ Michigan.

5. Thành phố hiện đại, được thiết kế năm 1922 cho Paris (Pháp)


Thành phố hiện đại là nơi ở của 3 triệu người, được thiết kế bởi kiến trúc sư Le Corbusier. Trung tâm của dự án là cụm các khối nhà chọc trời 60 tầng được xây dựng trên những khung thép và nằm gọn trong những bức tường kính khổng lồ.

Ngay trung tâm thành phố là mạng lưới giao thông với những bến xe buýt và nhà ga tàu điện, cũng như hệ thống xa lộ và một sân bay.

Le Corbusier cho rằng thiết kế này là cách hiệu quả nhất để giải quyết tình trạng khủng hoảng nhà ở nơi thành thị.

6. Tháp Talin, St. Petersburg (Nga), thiết kế năm 1917

So với tháp Talin - nếu được xây dựng - thì tháp Eiffel ở Paris chỉ là “chú lùn”. Tháp Talin là cấu trúc bao gồm sắt, kính và thép.

Tháp có hình xoắn ốc vươn cao đến 400m. Du khách tham quan sẽ di chuyển vòng quanh nhờ rất nhiều thiết bị cơ học.

Phần chân tháp là một hình khối xoay được thiết kế làm nơi hội họp, tổ chức hội nghị lập pháp v.v... Hình khối này sẽ xoay đúng 1 vòng trong 1 năm.

Phía trên hình khối là kim tự tháp nhỏ hơn, xoay 1 vòng trong 1 tháng, dành cho những hoạt động hành pháp.

7. Kim tự tháp Shimizu, Tokyo (Nhật Bản), thiết kế năm 2004


Dự án được thực hiện trên vịnh Tokyo, Nhật Bản. Cấu trúc cao hơn Đại Kim tự tháp ở Giza 12 lần và là nơi ở của 750.000 người. Shimizu bao gồm 55 kim tự tháp nhỏ hơn và mỗi cấu trúc này có kích thước cỡ khách sạn Luxor ở Las Vegas. Tuy nhiên, thiết kế đã không được thực hiện do không có vật liệu siêu nhẹ và siêu cứng theo yêu cầu.

8. Tháp Ultima, San Francisco (Mỹ), thiết kế năm 1991



Cấu trúc cao 3.218m là thiết kế của kiến trúc sư Eugene Tsui, bao gồm 500 tầng và là nơi ở của 1 triệu người. Thiết kế được xây dựng theo kiểu tổ mối ở châu Phi.

9. Cung điện Xôviết, Moskva (Liên Xô), thiết kế năm 1933

Nếu được xây dựng, Cung điện Xôviết có thể trở thành cấu trúc cao nhất thế giới. Dự án đã thu hút được sự chú ý và tranh tài của hàng trăm kiến trúc sư trên thế giới.

Dự án được khởi công xây dựng vào năm 1937 nhưng đã bị đình lại vì Thế chiến II bùng nổ. Năm 1942, những khung thép của công trình được tháo dỡ để phục vụ xây dựng cầu và công sự

(Nguồn: Theo Báo CAND, 23/10/2008, 16:22 (GMT+7))


gp14
Sẽ có tòa tháp 1.000 m ở Dubai
Nguồn: Diendankientruc.com

Hôm qua, Tập đoàn Nakheel đã công bố kế hoạch xây dựng một tòa tháp mới ở Dubai (Các tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất). Dự kiến công trình sẽ có chiều cao khoảng 1 km, gần gấp đôi "nóc nhà" thế giới hiện tại, Burj Tower, cũng nằm ở Dubai.


Phối cảnh dự kiến của tòa tháp Nakheel Harbour & Tower.

Nakheel Harbour & Tower dự kiến sẽ có tổng kinh phí khoảng 38 tỷ USD, được xây dựng trên một khu đất có diện tích 27 ha, gồm 200 tầng, với khoảng 15 thang máy, 500.000 m2 bê tông.
Khi hoàn thành, nơi đây sẽ có chỗ ở cho khoảng hơn 55.000 người, trong 19.000 căn hộ, là nơi làm việc của 45.000 nhân viên, 10.000 chỗ đỗ ôtô và sẽ thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Ngoài ra, tòa tháp còn có khoảng 950.000 m2 cho trung tâm thương mại và bán lẻ, hơn 3.500 phòng khách sạn, đặc biệt là không gian ấn tượng trên tầng mái.
Theo Chủ tịch Tập đoàn Nakheel, Sultan Ahmed bin Sulayem, Nakheel Tower còn có khoảng 40 tòa nhà khác từ 20 đến 90 tầng vây quanh. Thời gian thực hiện dự án khoảng 10 năm, chia thành nhiều giai đoạn, tùy thuộc tình hình thị trường.
Chủ đầu tư công trình Nakheel cũng chính là chủ nhân của khu siêu khách sạn hình cây cọ trên mặt biển ở Dubai.



gp14
Tòa nhà hình mặt trăng

Với tham vọng của người kỹ sư xây dựng là bay cao lên mãi, các kiến trúc sư của Công ty Heerim Hàn Quốc đã cố gắng thiết kế nên một tòa nhà chọc trời trong hai dự án của họ tại Nước cộng hòa Trung Á A- giéc- bai- gian. Họ đã đề xuất phương án xây một tòa nhà chọc trời trông ra biển Catxpiên (Caspian) tại Bacu, thủ đô A giéc bai gian. Tên của tòa nhà thứ nhất được dự kiến đặt là Full Moon Bay (Vịnh trăng tròn) và tòa kia là Crescent and Caspian Plus (Trăng khuyết và Caspian).

Dưới đây là một số ảnh về tòa nhà có thể sẽ trở thành một thách thức lớn đối với người kỹ sư xây dựng.


Tòa nhà trông như một giấc mơ




Toàn cảnh Tòa nhà hình mặt trăng theo đề xuất

Chỉ có bầu trời mới là giới hạn đối với người kỹ sư xây dựng

Không có nhận xét nào: