Google Seach

Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010

Hội họa và mỹ thuật

Tranh nghệ thuật trang trí...





Tranh phong cảnh, thiên nhiên





Much more at the Gathering !








các bạn yêu thích hội họa- Kiến trúc có thể tham khảo thêm tại
http://donshank।blogspot।com/
http://ashleybambaland।blogspot.com/

The Fredricksen House

Geometry Architect: Don Shank
Clients: Carl & Ellie Fredricksen
2009






















Những bức ảnh nền tuyệt vời nhất bạn từng thấy..

Những bức ảnh nền tuyệt vời nhất bạn từng thấy..

Các bạn có thick tìm cho mình những tấm ảnh tuyệt đẹp trang trí cho màn hình máy tính của mình.

Hay những ai có sở thích sưu tầm những tấm ảnh nền tuyệt đẹp.

Mình là người rất thích sưu tầm những tấm ảnh đẹp. Đăc biệt là những bức ảnh 3D làm ảnh nền cho máy tính của mình.


có nhiều nơi chia sẻ những búc hình như vậy nhưng mình tình cờ tìm đươc mấy địa chỉ nơi có hàng ngàn bức hình với những màu sắc khác nhau phù hợp với cá tính mỗi người.

http://submicron.deviantart.com/gallery/?23534542#Interface-Customization--4

http://eg-art.deviantart.com/gallery/#_browse--6

hoặc và diễn đàn http://w.asrejavan.info/forumdisplay.php?f=106 sẽ có nhiều lựa chon hơn.

2: ảnh về các công trình kiến trúc cổ nổi tiếng, và kì quan thế giới:

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2010

Tut Vray for SketchUp 6 part I

Bài đăng trên suvn.net

Bài viết bao gồm:

1.Sơ lược
2.Hiệu chỉnh ánh sáng mặt trời
3.Hiệu chỉnh vật liệu
4.VrayDisplacement
5.HDRI
6.Một số vấn đề khác cần lưu ý

SAu đây là phần nội dung Sơ lược

Bài hướng dẫn này sử dụng Google Sketchup 6 &Vray for Sketchup 6

*Trước hết ta chuẩn bị một scene đơn giản,nếu muốn khi render tường có màu trắng,ta phải phủ màu trắng (vật liệu Sketchup) lên tường,nếu không nó sẽ có màu vàng kem hoặc màu xanh tím.



*Ở bước dựng hình các bạn nên lưu ý mấy diều sau: -Make group những đối tượng riêng biệt(vd:cửa,sàn,mái,tường,..)và Make Component với những đối tương lặp lại(vd:lam,bậc thang) -Quản lý những đối tượng bằng Layer +Hai việc trên sẽ giúp các bạn vẽ nhanh hơn , dễ quản lý các đối tượng hơn ,dễ gán vật liệu hơn và còn giúp các bạn thuận tiện hơn khi xuất file qua 3ds Max để render (nếu chê Vray Sketchup xấu) -Đối với kính và các vật thể trong suốt (sẽ được gán vật liệu vray) thì bạn nên cố gắng vẽ sao cho “thực”(ví như tấm kính thì phải hình hộp chứ không phải là một mặt phẳng đơn thuần) và bạn nên Make Group hoặc Make Component nó lại. -Để tạo một scene (tương tự camera bên 3ds Max) trước tiên bạn hãy xoay trở model sao cho được một góc nhìn ưng ý nhất rồi vào Menu View>Animation>Add Scene.Khi đó bạn có thể xoay góc nhìn đủ mọi hướng để vẽ và hiệu chỉnh thỏai mái,khi muốn trở lại góc nhìn cũ bạn chỉ cần nhấn vào vào tên của scene đó trên toolbar.

HIỆU CHỈNH ÁNH SÁNG MẶT TRỜI

Trước tiên ta hãy tìm hiểu về Vray Sun: Vào Menu Option của Vray Sketchup trên thanh Toolbar ,sẽ xuất hiện một bảng,làm theo ảnh sau:





Ở Environment : GI và Background đều chọn Sky,chỉnh theo thông số trong hình



Shadow bias:độ lệch tia của bóng đổ.Gía trị này nhỏ thì bóng đổ đựợc kéo dài ra thêm,giá trị quá cao bóng đổ như bị tách rời khỏi vật thể.

Photon radius:bán kính phát ra các photon ánh sáng.

Turbidity:số lượng bụi trong bầu khí quyển,ảnh hưởng đến màu sắc bầu trời và ánh sáng mặt trời.Giá trị nhỏ cho bầu trời trong xanh,ánh sáng mặt trời giống ở vùng quê.Giá trị lớn làm cho bầu trời càng tăng sắc độ vàng cam như ở các thành phố lớn.

Ozone:ảnh hưởng đến màu sắc ánh sáng mặt trời,nhỏ nhất là 0 và lớn nhất là 1.Gía trị nhỏ cho ánh sáng màu vàng,giá trị lớn cho ánh sáng màu xanh hơn.

Intensity Multiplier:độ chói của ánh sáng mặt trời.Trong trường hợp ánh sáng mặt trời bị chói,bạn hãy giảm bớt thông số này.

Size Multipier:kích thước ảnh mặt trời,chỉ cần thiết khi cần có sự xuất hiện của mặt trời trong bức ảnh(như bầu trời,mặt biển).

Shadow subdivs: điều khiển số lượng sample của bóng đổ,giá tri càng lớn bóng đổ càng chất lượng nhưng thời gian render lại tăng lên.

Chỉnh theo setting dưới đây:















Sau khi chỉnh các thông số các bạn có thể render (setting này chỉ là tham khảo ,trong quá trình thực hành bạn sẽ tìm ra nhiều setting khác đẹp hơn).Lưu ý:khi cần render nhiều góc cuả một công trình,để tiết kiệm thời gian,bạn nên save 2 file tính tóan Irradiance và Light cache (hay có thể là cặp engine khác) sau lần render đầu tiên,những lần sau bạn chỉ cần load lại 2 file đó,khi đó Vray chỉ tốn thời gian render ảnh mà không phải tính lại lần nữa (với điều kiện khung cảnh không có gì thay đổi về hình khối lẫn vật liệu và ánh sáng,nếu không Vray sẽ phải tính lại từ đầu) nhưng các bạn chú ý,cách này đôi khi cũng bị lỗi.Vray Sketchup còn có lợi điểm ở chỗ bạn có thể bạn có thể Save và Load setting(.visopt) để có thể xài nhiều lần ở các bản vẽ khác nhau.







HIỆU CHỈNH VẬT LIỆU

Phần ánh sáng đã tương đối ổn,ta sẽ tìm hiểu về cách ốp vật liệu cho công trình .Ta có thể dùng cả hai lọai vật liệu :vật liệu Sketchup (SU) và vật liệu Vray để ốp cho công trình.Trong trường hợp dùng vật liệu SU –thường là vật liệu trơ nhưng ta muốn chúng có tính chất vật lí đặc biệt như phản chiếu,trong suốt. gồ ghề(Bump)… ta sẽ biến chúng thành vật liệu VrayLinkedMtl (vật liệu liên kết giữa Vray và SU).



Vật liệu Vray thường có 4 lớp (layer) con:

-Diffuse Layers: màu bản thân

-Reflection Layers: phản chiếu

-Refraction Layers:khúc xạ,trong suốt

-Emissive Layers:tự phát sáng

Muốn tạo lớp con,ta Right Click vào lớp đó rồi chọn Add new layer